Diện Chẩn | Lăn Dò Gai Trụ Hàng Đẹp
Lăn dò sừng gai (trụ)
Kích thước: Dài 13cm - Nặng 22gr .
Chất liệu: Nhựa Cao cấp Que dò inox Đầu lăn sừng
Công dụng: Lăn dò sừng gai Diện Chẩn dò tìm các sinh huyệt & lăn trên vùng mặt, cổ gáy, ngón tay, ngón chân - Làm lưu thông khí huyết, kích thích huyệt đạo. Dụng cụ cần mang theo bên mình.
Ghi chú
- Các dụng cụ có kết cấu bằng sừng hay nhựa cao cấp (quả cầu gai, lăn hình trụ... ) mang tính Dương (Nhiệt, nóng) phù hợp với người có thể tạng Âm (Hàn, mát ).
- Các dụng cụ có kết cấu bằng kim loại ( như cây lăn đồng, lăn đinh Inox...) lại có tính Âm (mát) phù hợp với người bệnh có thể tạng Dương (nóng) và có hiệu quả tốt với các bệnh Sốt, nóng, ho …
Vì thế khi điều trị, người sử dụng cần lưu ý đến tính chất này để việc trị liệu đạt kết quả tốt hơn.
NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ THỦ PHÁP LĂN TRONG DIỆN CHẨN
- Lăn là động tác cầm các dụng cụ lăn một cách thoải mái, đặt trên da một góc 45 độ (xéo góc với mặt da). Bình thường ta có thể lăn hai chiều - tới, lui (lên, xuống). Nhưng trong một số trường hợp cần phải lăn đúng chiều: Chỉ lăn từ dưới lên hay từ ngoài vào trong là Dương . Chỉ lăn từ trên xuống hay từ trong ra ngoài là Âm. Đây là điều quan trọng cần lưu ý trong khi dùng thủ pháp lăn, gạch hay cào.
- Sức ấn tay khi lăn cũng vừa phải, không cần đè mạnh và mỗi lần lăn chỉ từ 20 - 30 cái là đủ và mỗi ngày chỉ cần lăn 2 - 3 lần. Đây là thủ pháp căn bản đơn giản nhất của Diện Chẩn.
⚠️ LƯU Ý : Trước và sau khi tác động phải lau sạch dụng cụ Dien Chan bằng Alcool ( cồn) để tránh các vấn đề về nhiễm trùng.
⚠️⚠️Với những vị trí nhạy cảm, quan trọng liên quan đến gáy, tim, hệ thần kinh… cần phải hỏi ý kiến của bác sỹ đông y trước khi sử dụng để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.