Click chuột lên hình để phóng to

Diện Chẩn | Dò Đồng Láng (Trụ) Hàng Đẹp
Diện Chẩn | Dò Đồng Láng (Trụ) Hàng Đẹp
Diện Chẩn | Dò Đồng Láng (Trụ) Hàng Đẹp
Diện Chẩn | Dò Đồng Láng (Trụ) Hàng Đẹp
Diện Chẩn | Dò Đồng Láng (Trụ) Hàng Đẹp
Diện Chẩn | Dò Đồng Láng (Trụ) Hàng Đẹp

Diện Chẩn | Dò Đồng Láng (Trụ) Hàng Đẹp

product stars
Dcyk.vn︱ Dụng cụ y khoa, Thiết bị y tế, Thiết bị chăm sóc sức khỏe ...
Thương hiệu: Đang cập nhật
Tình trạng: Còn hàng
65.000₫ Giá thị trường: 80.000₫

 

policy
TP.HCM
• Cửa hàng DCYK Quỳnh - 370 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, TP.HCM

Danh thiếp zalo

Hỗ trợ trực tuyến

Đặt hàng nhận hàng ngay. Hãy gọi

HOẶC

Gửi thư cho chúng tôi

dcyk247@gmail.com
Mô tả

Diện Chẩn | Dò Đồng Láng (Trụ) Hàng Đẹp

  • Trọng lượng: 30gr
  • Nước sản xuất: Việt Nam
  • Kích thước: 12cm x 2cm
  • Chất liệu:
  • Giá bán: 60.000

Công dụng: Dò tìm lăn các huyệt đạo, các vùng rộng trên mặt như trán, má, lăn trên cánh tay, cẳng chân, gáy, tay chân, giúp lưu thông khí huyết, kích thích huyệt đạo, chữa nhiều loại bệnh.

Mô tả chung: Diện chẩn là phương pháp chẩn đoán và chữa bệnh qua da trên vùng mặt và toàn thân bằng cách tác động lên những điểm rất nhạy cảm (gọi là Sinh Huyệt hay Điểm đau) và vùng tương ứng với các bộ phận bị bệnh trên toàn thân dựa trên các Đồ Hình Phản Chiếu.

Hiện nay, Diện chẩn không chỉ là chẩn đoán trên khuôn mặt, mà dựa trên thuyết Đồng ứng, đã mở rộng việc chẩn đoán và trị liệu ra toàn thân, đặc biệt là trên bàn tay, cánh tay, bàn chân…từ đó có thể tác động trên vùng mặt, bàn tay, bàn chân, cánh tay, cổ tay để hỗ trợ việc trị liệu các vấn đề về sức khỏe của toàn thân.

Cách dò:

ẤN: Đây là thủ pháp Chủ lực của Diện Chẩn, bằng que dò huyệt có thể chữa được rất nhiều bệnh khác nhau.

DAY: Sau khi tìm được huyệt, dùng cây day (đầu tròn) để day tròn hay di động tới lui đầu bi của cây dò huyệt. Day là tạo 1 kích thích di động đều - còn ấn là kích thích tĩnh.

Day Phớt: Day phớt nhẹ trên da nơi sinh huyệt bằng cây dò day dộ 30 -40 lần (làm 3 lần cách khoảng 2 phút).

GẠCH: (Vạch) Dùng cây dò gạch một đường dài sâu (miết) dọc hoặc ngang (hay theo các đường cong như viền mũi, bờ cong ụ cằm, gờ xương lông mày…) nhiều lần nơi nhạy cảm. Bệnh nhân sẽ cảm thấy rất đau nhưng sau đó sẽ dịu cơn đau nhanh chóng, đưa đến sự tỉnh táo, sảng khoái.

Thủ pháp gạch mặt gây kích thích mạnh hơn day ấn. Cần dùng kỹ thuật này khi day ấn không đạt kết quả cao. Ta có thể gạch bất cứ nơi bị đau (đau đâu gạch đó). Nhưng chủ yếu là trên mặt và đầu.

Cách lăn:

Cầm các dụng cụ lăn một cách thoải mái, đặt trên da một góc 45 độ (xéo góc với mặt da). Bình thường ta có thể lăn hai chiều - tới, lui (lên, xuống). Nhưng trong một số trường hợp cần phải lăn đúng chiều: Chỉ lăn từ dưới lên hay từ ngoài vào trong là Dương. Chỉ lăn từ trên xuống hay từ trong ra ngoài là Âm. Đây là điều quan trọng cần lưu ý trong khi dùng thủ pháp lăn, gạch hay cào.

Sức ấn tay khi lăn cũng vừa phải, không cần đè mạnh và mỗi lần lăn chỉ từ 20 - 30 cái là đủ và mỗi ngày chỉ cần lăn 2 - 3 lần.

Trong việc sử dụng các dụng cụ day, ấn, gạch... ta cần tìm ra những vùng hay điểm nhạy cảm (Điểm phản xạ hay Sinh huyệt: có cảm giác đau khi đụng đến) tại các nơi phản chiếu (dưới dạng đồ hình) của các bộ phận hay cơ quan đang bị đau nơi vùng mặt, đầu, loa tai, bàn tay, bàn chân, ngón tay, ngón chân, lưng... hay chính nơi đau để tác động.

Điểm đau hay Sinh huyệt, chính là nơi cần tác động để chữa bệnh, vì khi tác động ta sẽ làm khí huyết lưu thông (Thông tắc bất thống). Muốn tìm Sinh huyệt, ta cầm que dò thẳng góc da mặt, vạch từng đoạn ngắn (1-2cm) tìm điểm nào đau thốn nhất trong các điểm đau: Đó là Sinh Huyệt.

Trong trường hợp không biết hay chưa quen tìm ra Sinh huyệt, ta có thể tác động ngay chỗ đau (đau đâu làm đó) hoặc vào những nơi tương ứng với các bộ phận đang đau, dựa trên các đồ hình phản chiếu (Trên mặt, lưng, ngực, bàn tay) hay đồ hình đồng ứng (Có hình dáng tương tự) cũng đem lại hiệu quả.

Ghi chú:
- Các dụng cụ có kết cấu bằng sừng hay nhựa cao cấp (quả cầu gai, lăn hình trụ... ) mang tính Dương (Nhiệt, nóng) phù hợp với người có thể tạng Âm (Hàn, mát ). 
- Các dụng cụ có kết cấu bằng kim loại ( như cây lăn đồng, lăn đinh Inox...) lại có tính Âm (mát) phù hợp với người bệnh có thể tạng Dương (nóng) và có hiệu quả tốt với các bệnh Sốt, nóng, ho …

Vì thế khi điều trị, người sử dụng cần lưu ý đến tính chất này để việc trị liệu đạt kết quả tốt hơn.

NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ THỦ PHÁP LĂN TRONG DIỆN CHẨN

- Lăn là động tác cầm các dụng cụ lăn một cách thoải mái, đặt trên da một góc 45 độ (xéo góc với mặt da). Bình thường ta có thể lăn hai chiều - tới, lui (lên, xuống). Nhưng trong một số trường hợp cần phải lăn đúng chiều: Chỉ lăn từ dưới lên hay từ ngoài vào trong là Dương . Chỉ lăn từ trên xuống hay từ trong ra ngoài là Âm. Đây là điều quan trọng cần lưu ý trong khi dùng thủ pháp lăn, gạch hay cào.

- Sức ấn tay khi lăn cũng vừa phải, không cần đè mạnh và mỗi lần lăn chỉ từ 20 - 30 cái là đủ và mỗi ngày chỉ cần lăn 2 - 3 lần. Đây là thủ pháp căn bản đơn giản nhất của Diện Chẩn.

⚠️ LƯU Ý : Trước và sau khi tác động phải lau sạch dụng cụ Dien Chan bằng Alcool ( cồn) để tránh các vấn đề về nhiễm trùng.

⚠️⚠️Với những vị trí nhạy cảm, quan trọng liên quan đến gáy, tim, hệ thần kinh… cần phải hỏi ý kiến của bác sỹ đông y trước khi sử dụng để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Zalo Zalo
Hotline Hotline
Khuyến mãi Khuyến mãi
Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0906.324.722