Băng Keo Y Tế Có Gạc Vô Trùng PLAID Non-woven Wound Dressing With Pad
Mô tả sản phẩm
Hỗ trợ bảo vệ vết thương
Băng gạc vô trùng Young Wound Dressing là sản phẩm được tiệt trùng bằng Ethylene Oxide (E.O Gas) của Hàn Quốc chuyên băng vết thương và vết mổ. Với lớp vải có nhiều lỗ thoáng khí, mềm mại, chất liệu poly-net thấm hút dịch mủ tốt phù hợp với cả da mỏng và da nhạy cảm. Sản phẩm có nhiều kích cỡ khác nhau tùy theo vị trí các vết thương trên cơ thể như vai, bàn tay, đầu gối,...
Vết thương hở là vết cắt, vết rách hoặc trầy xước. Đối với những vết thương nông, đơn giản có thể vệ sinh và chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, vết thương hở rất dễ bị nhiễm trùng nếu không được chăm sóc đúng cách, tồi tệ hơn là để lại sẹo. Vết thương hở thường có nguy cơ nhiễm trùng rất cao, do đó để vết thương hở nhanh lành cần biết cách xử lý vết thương và băng gạc vô trùng là điều không thể thiếu để bảo vệ vết thương tuyệt đối.
Băng gạc vô trùng Young Wound Dressing được sử dụng để băng vết thương hoặc vết mổ. Vải có nhiều lỗ thoáng khí, lớp lót dày dặn, mềm mại có khả năng thấm hút chất lỏng cực tốt, không dính vào vết thương và không gây đau rát. Băng mềm mại, có độ đàn hồi cao phù hợp với mọi vị trí trên cơ thể. Gạc thông thoáng giúp vết thương trao đổi không khí, nhiệt tỏa tốt tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chữa lành vết thương.
Cách xử lý vết thương hở
Đối với những vết thương hở có diện tích nhỏ, không quá sâu và tình trạng nhẹ, bạn có thể tự xử lý tại nhà mà không cần đến bệnh viện. Nhưng hãy chắc chắn rằng bạn đang làm đủ và đúng quy trình như sau:
Bước 1: Điều đầu tiên cần làm khi xử lý vết thương hở là cầm máu. Bạn có thể dùng khăn hoặc giấy sạch ấn lên vết thương để đẩy nhanh quá trình đông máu.
Bước 2: Dùng dung dịch sát khuẩn, nước muối sinh lý hoặc nước sạch rửa vết thương để loại bỏ hết dị vật, vi khuẩn. Đối với vết thương quá lớn hoặc dị vật như thủy tinh, vật sắc nhọn nên đến bệnh viện để được bác sĩ có chuyên môn xử lý.
Bước 3: Sau khi rửa sạch vết thương, bạn có thể bôi thêm thuốc mỡ hoặc thuốc kháng sinh lên vết thương, giúp vết thương nhanh lành và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Bước 4: Sau đó dùng băng gạc vô trùng để băng che vết thương hở. Cần băng kín miệng vết thương để tránh vi khuẩn tái nhiễm. Không nên băng vết thương quá chặt nhưng vẫn đảm bảo băng che kín vết thương.
Bước 5: Theo dõi vết thương và thay băng ít nhất 1 lần/ngày. Mỗi lần thay băng cần rửa sạch vết thương và bôi thuốc. Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng nên đến bệnh viện ngay lập tức.
Cấu tạo của băng gạc vô trùng Young Wound Dressing
Thành phần của băng gạc vô trùng Young Wound Dressing gồm: Rayon, vải không dệt Non-woven fabric, Ethylene oxide (E.O Gas), Acrylic, vải không dệt PET, Polyethylene, PET 20%.
Băng: Thành phần 100% PET (vải không dệt), mềm mại, thoáng khí và bền chắc, được phủ một lớp keo acrylic vô trùng giúp bảo vệ vết thương khỏi sự lây nhiễm vi khuẩn từ môi trường bên ngoài.
Gạc: Có 2 lớp cao thấm hút, mềm mại, vô trùng với lớp thứ nhất là vải không dệt được dán trực tiếp vào băng và lớp thứ hai là màng polyethylene mỏng để tách gạc ra khỏi vết thương.
Chất kết dính acrylic: Độ bám dính cao, phủ lên bề mặt băng.
Polyetylen: Ngăn vết thương với gạc giúp vết thương bám dính vào gạc để thay băng dễ dàng.
Ưu điểm nổi bật của băng gạc vô trùng Young Wound Dressing
Một số ưu điểm nổi bật của băng gạc vô trùng Young Wound Dressing có thể kể đến như sau:
Băng dính miếng đã được vô trùng dùng để băng vết thương hoặc vết mổ. Vải có nhiều lỗ thoáng khí, lớp lót dày và mềm mại, có khả năng thấm hút chất dịch cực tốt, không dính vào vết thương và không gây đau.
Có thể sử dụng các kích cỡ khác nhau tùy theo vết thương. Miếng băng mềm mại, độ đàn hồi cao phù hợp với mọi vị trí trên cơ thể như vai, khuỷu tay, đầu gối,...).
Keo dán thân thiện với da phù hợp với da nhạy cảm hoặc da mỏng.
Gạc lưới poly-net thấm hút mủ tốt, không dính vào vết thương và không gây đau, hỗ trợ quá trình lành vết thương.
Gạc thông thoáng giúp vết thương trao đổi khí và nhiệt tỏa tốt.
Các chứng nhận
Băng gạc vô trùng Young Wound Dressing đã đạt chứng nhận tiêu chuẩn:
Kiểm tra Innobiz.
Chứng nhận CE.
Chứng nhận GMP.
Đăng ký FDA.
Chứng nhận ISO13485, 2016.
Chứng nhận CE (hydrocolloid).
Giấy chứng nhận đăng ký của cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Kuwait.
Chứng nhận nhà xuất khẩu chứng nhận theo mặt hàng (3005.10).